Saturday 20 October 2018

Tố Cộng diệt Cộng – Wikipedia tiếng Việt


Chính sách tố cộng và diệt cộng là chính sách của Quốc gia Việt Nam dưới quyền Thủ tướng Ngô Đình Diệm rồi tiếp tục triển khai dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam ở miền Nam Việt Nam bắt đầu từ năm 1955 với mục đích truy tìm và tiêu diệt những cán bộ kháng chiến hoặc có liên quan đến Việt Minh (chế độ Ngô Đình Diệm gọi họ là Việt Cộng với hàm ý khinh miệt).[1].

Với Luật 10/59, chế độ Ngô Đình Diệm đã tổ chức các chiến dịch “Tố Cộng, diệt Cộng”, tiến hành càn quét khắp miền Nam, giết hại hàng loạt những cán bộ, chiến sỹ từng tham gia kháng chiến chống Pháp của Việt Minh. Hàng chục vạn người dân thường cũng bị bắt giữ vì tình nghi có liên quan tới Việt Minh, hàng ngàn làng mạc đã bị đốt phá, gây ra sự căm phẫn cho rất nhiều người dân miền Nam. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới Phong trào Đồng khởi của người dân miền Nam nhằm chống lại chế độ Ngô Đình Diệm[2].





Máy chém dưới thời Ngô Đình Diệm. Hiện máy đang được trưng bày tại Bảo tàng TP. Cần Thơ, Việt Nam. Theo John Guinane, chỉ tính từ 1957 tới 1959, đã có hơn 2.000 người bị Việt Nam Cộng hòa hành quyết với tội danh ủng hộ những người cộng sản, thường là bằng máy chém[3]

Chính phủ Ngô Đình Diệm bắt đầu mở những cuộc tuần hành, in truyền đơn và bích chương từ giữa năm 1955 để phản đối việc hiệp thương và tổng tuyển cử với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chiếu theo Hiệp định Genève.[4]

Mỹ-Diệm huy động mọi lực lượng quân sự, an ninh, hành chính, tình báo, thông tin tuyên truyền v...v... thực hành cuộc càn quét, đàn áp toàn diện cả về quân sự, chính trị, tâm lý, kinh tế. Quân đội Ngô Đình Diệm gây ra những cuộc thảm sát đẫm máu ở Ngân Sơn, Chí Thạnh (Phú Yên), Chợ Được (Quảng Nam), Mỏ Cày, Bình Đại (Bến Tre), v.v... Quân đội Ngô Đình Diệm mở nhiều cuộc hành quân càn quét quy mô lớn, dài ngày như các “chiến dịch Thoại Ngọc Hầu” kéo dài 9 tháng (5-1956 đến 2-1957) ở 18 tỉnh miền Tây Nam Bộ, “chiến dịch Trương Tấn Bửu” trong 7 tháng (7-1956 đến 2-1957) ở 8 tỉnh miền Đông Nam Bộ... để triệt phá cách mạng, tàn sát những người ủng hộ Việt Minh, khủng bố những người kháng chiến chống Pháp mà Ngô Dình Diệm gọi là cộng sản hoặc phần tử thân cộng sản. Mỹ-Diệm đã ban hành Luật 10/59 “đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật”, cho thành lập trên khắp miền Nam những nhà tù, trại giam, trại tập trung để giam giữ những người bị tình nghi ủng hộ Việt Minh[5]

Tại Thừa Thiên - Huế, năm 1956, khi quân Ngô Đình Diệm bắt dân làng xé bỏ lá cờ đỏ sao vàng, mở đầu chiến dịch "Tố cộng, diệt cộng", một em trai đã tiến đến trước mặt quận trưởng, dùng hai tay trân trọng nâng lá cờ lên hôn và bất ngờ quấn lá cờ vào quanh người mình, đồng thời chỉ thẳng vào mặt tên quận trưởng, thét to: "Các ông muốn xé lá cờ này hãy xé cả xác tôi đi!". Quân lính xả súng bắn thẳng vào em bé. Trước khi bị bắn, em đã hô to "Hồ Chủ tịch muôn năm".[6]

Sang thời Đệ Nhất Cộng hòa, chiếu theo Điều 7 của Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1956 thì "những hành vi có mục đích phổ biến hoặc thực hiện một cách trực tiếp hay gián tiếp chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thái đều trái với nguyên tắc ghi trong Hiến pháp" nên chính phủ càng dựa vào đó bắt giam những người tình nghi là Việt Minh hoặc hợp tác với cộng sản.[7] Chính sách này được thực hiện thông qua Luật 10/59, một đạo luật "trị an", nhằm "trừng trị các hành động phá hoại an ninh quốc gia, tính mạng và tài sản của nhân dân, và quy định việc thiết lập các phiên tòa quân sự đặc biệt".[8]. Luật 10/59, được Quốc hội Việt Nam Cộng hòa thảo luận và phê chuẩn và Tổng thống Ngô Đình Diệm ký ban hành vào ngày 6 tháng 5 năm 1959, tăng mức hình phạt cho những ai liên hệ đến chủ nghĩa cộng sản và mở những tòa án quân sự lưu động để xét xử bị cáo.[9]

Việt Nam Cộng hòa kêu gọi những người cộng sản đang hoạt động bí mật ly khai tổ chức, ra "hợp tác" với chế độ mới đồng thời cưỡng ép những người bị bắt từ bỏ chủ nghĩa cộng sản.[10] Dù vậy hệ thống tổ chức bí mật của Việt Minh vẫn tiếp tục tồn tại và phản kháng bằng cách tuyên truyền chống chính phủ, tổ chức những cuộc biểu tình chính trị gây sức ép lên chính phủ Việt Nam Cộng hòa.

Chính phủ Việt Nam Cộng hòa cũng tiến hành các chiến dịch tố cộng, diệt cộng, liên gia phòng vệ, dồn dân lập ấp chiến lược... một cách quyết liệt[11] không tính đến các đặc điểm tâm lý và quyền lợi của dân chúng cũng như hoàn cảnh lịch sử Việt Nam. Trong công chúng chính phủ cho truyền những khẩu hiệu "diệt cán trừ cộng" hoặc "dĩ dân diệt cán" để khuyến khích người dân tố giác người cộng sản nằm vùng.[12] Trong thời gian từ năm 1954 đến năm 1960 thì có 48.250 người bị bắt giam vì tội danh "cộng sản".[13] Những biện pháp cứng rắn nhất được áp dụng, ví dụ ngày 16-8-1954, quân Việt Nam Cộng hoà đã nổ súng trấn áp đoàn biểu tình ở thị xã Gò Công, bắn chết 8 người và 162 người bị thương.[14]

Để tăng tính uy hiếp, Việt Nam Cộng hòa sử dụng cả máy chém để hành quyết phạm nhân. Nhiều vụ xử chém của Việt Nam Cộng hòa được diễn ra công khai trước dân chúng, đầu phạm nhân được đem bêu để cảnh cáo:


  • Sách "The Vietnamese war: revolution and social change in the Mekong Delta" của sử gia Elliot có dẫn 2 trường hợp bị hành hình công khai bằng máy chém tại tỉnh Mỹ Tho: một là Bảy Châu ở chợ Mỹ Phước Tây và hai là một người tên là Tranh ở chợ Bến Tranh.

  • Báo The Straits Times (Singapore) ngày 24 tháng 7 năm 1959 có bài viết tường thuật cảnh 1.000 người dân xem xử chém công khai ở Sài Gòn[15]

  • Báo Buổi sáng (Sài Gòn) ngày 12-10-1959 có đăng ảnh máy chém kèm chú thích “Đây là chiếc máy chém (ảnh) đã chặt đầu tên Cộng sản Võ Song Nhơn, ngay lập tức sau khi tòa tuyên án”[16]. 3 ngày sau, Báo Buổi sáng (Sài Gòn) ngày 15-10-1959 có đăng tin: “Theo một phán quyết của phiên xử vắng mặt của Tòa án Quân sự Đặc biệt ngày 02 tháng 10, Nguyễn Văn Lép, tức Tư Út Lép, một Việt Cộng, đã bị tuyên án tử hình. Cách đây một tuần, Lép đã bị sa vào lưới của Cảnh sát trong một khu rừng ở Tây Ninh. Bản án tử hình đã được thi hành … Hiện đầu và gan của tên tử tù đã được Hội đồng xã Hào Đước cho đem bêu trước dân chúng[17].

  • Tờ "Công báo" phát hành tại Sài Gòn ngày 23-5-1962 thông báo việc xử bằng máy chém diễn công khai bằng hàng tít cỡ lớn: "4 ÁN TỬ HÌNH - 1 giáo sư, 1 học sinh, 1 cựu binh nhì và 1 vô nghề nghiệp sẽ bị đoạn đầu bằng máy chém."[18].

Theo John Guinane, chỉ tính từ năm 1957 tới 1959, đã có hơn 2.000 người bị Việt Nam Cộng hòa hành quyết với tội danh ủng hộ những người cộng sản, thường là bằng máy chém[19]

Trong thời gian từ 1955 đến 1960, theo số liệu của Việt Nam Cộng hoà, đã có 48.250 người bị tống giam,[20]. Theo một nguồn khác từ Mỹ, đã có khoảng 24.000 người bị thương, 80.000 bị hành quyết hay bị ám sát, 275.000 người bị cầm tù, thẩm vấn hoặc với tra tấn hoặc không, và khoảng 500.000 bị đưa đi các trại tập trung.[21] Điều này đã làm biến dạng mô hình xã hội, suy giảm niềm tin của dân chúng vào chính phủ Ngô Đình Diệm và đẩy những người kháng chiến (Việt Minh) vào rừng lập chiến khu.



Sau này, Robert McNamara - cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ghi trong Hồi ký "Nhìn lại quá khứ-Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam" như sau[22]:


Ngày 6-5-1959, Diệm đã ký Luật 10/59. Mỉa mai là ông ta quay trở lại với cách của các ông chủ thuộc địa người Pháp từng thực thi, mở đầu kỷ nguyên của những cái chết bằng cách chặt đầu. Đám tay chân của Diệm đi đến các vùng nông thôn với những chiếc máy chém cơ động và chương trình truy lùng những người cộng sản.

Trong một cuốn sách khác, McNamara tả lại một vụ chặt đầu mà ông chứng kiến[23]:


Chính quyền Diệm đã có nhiều vụ hành quyết. Rất nhiều người ở phương Tây phủ nhận điều đó đã xảy ra, nhưng Diệm không hề che giấu điều đó. Họ đã tiến hành công khai các vụ hành quyết và có những bức ảnh trong các bài báo chụp những chiếc đầu người bị cắt rời bởi một máy chém... Vào năm 1959, tôi đã đi thăm các tiền đồn của quân đội, nơi mà họ (quân đội của Ngô Đình Diệm) đã chặt đầu những người mà họ cho là Cộng sản. Họ treo những chiếc đầu người vào ngay trước cổng tiền đồn của họ, đôi khi với hai điếu thuốc lá cắm lên mũi. Họ thậm chí còn mời mọi người chụp ảnh điều đó. Những binh lính đó rất tự hào về hành động của bản thân.

Sử gia Edward Miller mô tả tổng quát về Luật 10/59 trong cuốn sách "Liên minh sai lầm- Ngô Đình Diệm, Hoa Kỳ, và số phận Nam Việt Nam" như sau[24]:


Những tác động tâm lý của Luật 10/59 trở nên rất khác so với dự định của Diệm. Trước đó, mọi vụ tử hình của VNCH đều được thực hiện tại Côn Đảo xa xôi, không thu hút quá nhiều sự chú ý; nhưng xử tử với Luật 10/59, ngược lại, lại được thực hiện ngay tại các tỉnh lỵ hay đô thị, trong các phiên tòa quân sự. Nó củng cố ấn tượng rằng cuộc trấn áp của chính quyền đã bước sang giai đoạn mới hà khắc hơn. Hình ảnh khát máu của chế độ càng được củng cố với quyết định sử dụng công cụ tử hình thời thuộc địa là máy chém. Các thành viên tòa án mang theo "phiên bản di động" (có thể tháo rời và kéo sau xe tải quân sự) của thứ công cụ kinh khủng này khắp đất nước - một chi tiết mà những tuyên truyền viên của đảng Cộng sản không bỏ qua nhằm lên án các phiên tòa. Với số lượng lớn cư dân nông thôn bị kết án nhầm là Cộng sản, Luật 10/59 và sự nhấn mạnh của nó vào sự trừng phạt công khai chỉ làm tăng sự sợ hãi của thường dân vào chính quyền Diệm và các đại diện của nó

Sự phản kháng của nhân dân miền Nam[sửa | sửa mã nguồn]


Để chống lại sự đàn áp của chính quyền Ngô Đình Diệm, nhân dân miền Nam đã tổ chức nhiều hình thức đấu tranh chính trị, vũ trang để chống lại sự bắt bớ, đàn áp của chính quyền Ngô Đình Diệm, bảo vệ quyền chính trị, đòi tuyển cử để thống nhất nước nhà bị chia cắt. Cuộc Đồng khởi ở Bến Tre năm 1960 đã nhanh chóng lan rộng ra khắp các tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyên và một số tỉnh Nam Trung Bộ... Thắng lợi lớn của cuộc Đồng khởi đã đặt ra yêu cầu mới là phải tập hợp, đoàn kết rộng rãi hơn nữa các tầng lớp nhân dân miền Nam trong một Mặt trận Dân tộc thống nhất để đẩy mạnh cuộc đấu tranh nhằm chấm dứt sự can thiệp của Mỹ, lật đổ bộ máy chính quyền Ngô Đình Diệm, tiến tới thống nhất đất nước[2].

Trước sức đánh phá qua nhiều đợt “tố cộng, diệt cộng” cực kỳ ác liệt và những chiến dịch càn quét khốc liệt của quân đội ngụy tay sai, những phong trào chống Mỹ ở miền Nam đã chịu những tổn thất nặng nề chưa từng có. Trong tình hình đó, Đảng Lao động Việt Nam đã động viên được 12 triệu lượt quần chúng (1955-1958) đấu tranh chính trị dưới những hình thức khác nhau. Trước tình thế khó khăn, hiểm nghèo, đại bộ phận người dân miền Nam vẫn tiếp tục cuộc đấu tranh bất khuất chống lại Ngô Đình Diệm. Một số khá đông Đảng viên bị thất tán do chuyển vùng và rút vào hoạt động bí mật để chống khủng bố, vẫn duy trì liên lạc với Đảng Lao động Việt Nam và các phong trào Cách mạng.[5]

Tháng 1-1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá II đã họp tại Hà Nội, do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ toạ. Hội nghị đã xác định con đường tiến lên của cách mạng miền Nam, vạch rõ mục tiêu và phương pháp cách mạng, mối quan hệ giữa 2 chiến lược cách mạng ở 2 miền Nam, Bắc, giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, nhằm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất nước nhà, tích cực góp phần bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và thế giới.[5]

Hội nghị lần thứ 15 của Trung ương Đảng khẳng định nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là: "Giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến. Nhiệm vụ trước mắt là đánh đổ tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm tay sai của Mỹ, thực hiện dân tộc độc lập và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh." Phương pháp cách mạng và phương pháp đấu tranh là dùng bạo lực cách mạng, từ đấu tranh chính trị tiến lên kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, và dự kiến xu hướng phát triển từ khởi nghĩa của nhân dân có thể tiến lên cuộc đấu tranh vũ trang trường kỳ.[5]

Năm 1960, với cao trào đồng khởi, làm lay chuyển bộ máy kìm kẹp của Mỹ - Nguỵ, cách mạng miền Nam chuyển sang một giai đoạn mới đầy gian lao thử thách, nhưng cũng đầy thắng lợi vẻ vang, trong thắng lợi đó có sự góp mặt của thiếu niên, nhi đồng.[6]

Tháng 9 năm 1960, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam III của Đảng Lao động Việt Nam đã xác định 2 nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ đất nước tạm thời bị chia làm hai miền là: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ trong cả nước[6]

Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc lần thứ III (tiến hành từ ngày 23 đến ngày 25-3-1961 tại Thủ đô Hà Nội) đã quyết định phát động trong thanh niên miền Bắc phong trào "Xung phong, tình nguyện vượt mức kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất" (1961-1965). Gắn bó mật thiết với các phong trào hành động của Đoàn, từ sau khi Đoàn phát động phong trào "Tình nguyện vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất", phong trào "Kế hoạch nhỏ" của thiếu niên, nhi đồng cũng được phát triển thêm một bước, đi vào chiều sâu, vừa mang tính giáo dục cao, vừa đem lại hiệu quả thiết thực trong đấu tranh, trong lao động sản xuất và đời sống xã hội, trong học tập và rèn luyện...[6]

Từ sau Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ III, cách mạng Việt Nam ở cả hai miền Nam - Bắc, với hai nhiệm vụ chiến lược được xác định, đã có những chuyển hướng mới. Ở các tỉnh, thành phố miền Bắc, sau những năm khôi phục và phát triển, tình hình kinh tế - xã hội đi dần vào thế ổn định. Hầu hết người dân ở nông thôn đã đi vào con đường làm ăn tập thể. Giai cấp tư sản và tiểu chủ ở thành thị được cải tạo. Quyền làm chủ của nhân dân từng bước được thiết lập. Nhân dân phấn khởi, tin tưởng bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.[6]




  1. ^ Lê Xuân Khoa. Việt Nam 1945-1995, Tập I. Bethesda, MD: Tiên Rồng, 2004. Trang 436.

  2. ^ a ă http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=36738&print=true

  3. ^ “Where Have All the Flowers Gone”. Google Books. Truy cập 4 tháng 10 năm 2015. 

  4. ^ Chính Đạo, Cuộc truất phế Bảo Ðại (Hợp Lưu, 2009)

  5. ^ a ă â b http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungchinhsachthanhtuu?categoryId=797&articleId=10000630

  6. ^ a ă â b c http://thieunien.vn/lich-su-doi-thieu-nien-tien-phong-ho-chi-minh-p31-13184.html

  7. ^ Hoàng Cơ Thụy. tr 2772

  8. ^ Luther A. Allen and Pham Ngoc An, A Vietnamese District Chief in Action, Saigon: Michigan State University Vietnam Advisory Group (1961), pp.69-71. Bản PDF

  9. ^ Lê Xuân Khoa. Trang 435.

  10. ^ Quân khu 8 ba mươi năm kháng chiến (1945 - 1975), chương 4: Đấu tranh chính trị, giữ gìn lực lượng khởi nghĩa từng phần, tiến tới Đồng Khởi (20-7-1955 đến cuối năm 1959), trang 321, Đảng uỷ - Bộ tư lệnh quân khu 9, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, 1998

  11. ^ Robert K. Brigham, Battlefield Vietnam: A Brief History, 6-9-2007

  12. ^ "Sự thiết lập bộ máy cai trị...

  13. ^ Volume 1, Chapter 5, "Origins of the Insurgency in South Vietnam, 1954-1960", Boston: Beacon Press, 1971

  14. ^ Đấu tranh đòi địch thi hành Hiệp định Genève; Giữ gìn, phát triển lực lượng cách mạng; Phong trào Đồng Khởi (7/1954 - 3/1961), Trang thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang

  15. ^ http://eresources.nlb.gov.sg/newspapers/Digitised/Issue/straitstimes19590724.aspx

  16. ^ Báo Buổi sáng, số ngày 12-10-1959

  17. ^ Báo Buổi sáng, số ngày 15-10-1959

  18. ^ Công báo, số ngày 23-5-1962

  19. ^ “Where Have All the Flowers Gone”. Google Books. Truy cập 4 tháng 10 năm 2015. 

  20. ^ The Pentagon Papers - Volume 1, Chapter 5, "Origins of the Insurgency in South Vietnam, 1955-1960"

  21. ^ Vietnam: Why Did We Go?" by Avro Manhattan, Chick Publication, California 1984, pp. 56 & 89

  22. ^ http://www.executedtoday.com/2009/03/12/1960-hoang-le-kha-cadre/

  23. ^ Patriots: The Vietnam War Remembered from All Sides

  24. ^ E. Miller. Misalliance- Ngo Dinh Diem, the United States, and the Fate of South Vietnam









Wat Saket – Wikipedia tiếng Việt


Wat Suthat

Bangkokwatsaket0107.jpg

Wat Saket có tên đầy đủ là Wat Saket Ratcha Wora Maha Wihan (tiếng Thái: วัดสระเกศราชวรมหาวิหาร), ngoài ra còn có tên tiếng Việt là chùa Núi Vàng.





Ngay chân núi Vàng là Wat Saket, mở cửa đón du khách suốt ngày. Đây là công trình xây cất suốt thời kỳ Ayuthaya và khởi đầu là tên gọi Wat Saket. Gần đến lúc từ Lào trở về vào năm 1782,địa tướng Chakri mang theo viên Lục Ngọc Bảo Đức Phật,đã dừng quân tại đây và tắm đúng theo nghi lễ trang trọng,trước khi tiến hành xuất quân trở lại Thonburi và được tôn ngôi làm Hoàng đế Rama I. Sau đó tên của đền thờ được đổi là Saket, mang ý nghĩa cao quý "gội mái tóc". Đền thờ này được kết hợp với biến chuyển lịch sử ghê rợn, đã một lần những thường dân được hỏa táng nơi này.

Có một thứ bệnh dịch hoành hành suốt triều đại Hoàng đế Rama II đã giết chết 30.000 người, những xác chết được đưa ra khỏi thành phố ngang qua Pratu Pii mệnh danh là "cổng ma quỷ" và để lại nơi này. Tức thì những chim kên kên tụ tập ăn xác chết bay lượn đen bầu trời. Quang cảnh bệnh dịch tái phát suốt những năm 1873, 1881, 1891 và 1900, mỗi kỳ có bệnh dịch đã giết chết chừng 10.000 người.



Chedi mạ vàng trên Núi Vàng - Wat Saket

Chùa nằm giữa giao lộ Ratchadamnoen Klang và Boripihat. Đền tham quan miễn phí từ 9 giờ sáng đến 17 giờ chiều. Nếu leo núi tham quan Chedi Vàng, du khách phải trả 5 baht.



Được xây trên một ngọn đồi nhân tạo, Wat Saket là một trong những điểm thu hút du khách bậc nhất Bangkok. Đây còn là nơi hành hương suốt một tuần lễ vào tháng 11 trong giai đoạn tín đồ đến chiêm bái. Để lên đến đỉnh cần leo lên 300 bậc thềm vòng quanh như con rắn uốn lượn. Lối đi được lát tốt và việc đi lên khá dễ dàng nếu bạn không đi vào giữa trưa hoặc những tháng nóng của mùa hè.

Trước khi leo lên, bạn sẽ thấy một nghĩa trang đầy cây và dây leo mọc um tùm. Lý do có lẽ là vào cuối thế kỉ 18, Wat Saket là trung tâm hỏa táng của thủ đô và chôn cất hơn 60,000 nạn nhân của các dịch bệnh. Khi đến đỉnh đồi, bạn sẽ được chào đón bằng một bức tường chuông và cái nhìn về lịch sử Bangkok.



Hàng năm, Wat Saket tổ chức một lễ hội lớn vào dịp Loy Krathong, thường vào tháng 11 theo sau lễ cúng xá lợi Phật. Vào dịp này, đỉnh tháp được phủ một tấm vải đỏ và một buổi lễ rước đèn (nến) đánh dấu cho sự bắt đầu của buổi lễ vui vẻ kéo dài một tuần.


Đây là dịp hiếm có để trải nghiệm một lễ hội quy mô lớn. Những chiếc lồng đèn đầy màu sắc, cờ hoa rực rỡ, trò chơi hội vui nhộn như đem đến ý nghĩa thật sự của cuộc sống. Đám đông những tín đồ, gia đình và người đi chơi hội đặc kín sân chùa từ đầu buổi tối đến tận đêm khuya trong suốt tuần. Đôi lúc chẳng còn khoảng trống để đi bộ. Nếu bạn đi sau hoàng hôn, dòng người đi đến Chùa Núi Vàng có thể kèo dài tới khách sạn Rattanakosin. Vậy nên hãy đi càng sớm càng tốt.











Sân bay quốc tế Vu Gia Bá Côn Minh – Wikipedia tiếng Việt


昆明巫家坝国际机场
Kunming Wujiaba International Airport

Kunming Wujiaba Airport (KMG) front.JPG

Vị trí
Thành phố
Vân Nam, Côn Minh
Độ cao
1895 m
Thông tin chung
Kiểu sân bay
sân bay quốc tế
Cơ quan quản lý
Công ty tập đoàn sân bay Vân Nam
Khánh thành
1923

Sân bay quốc tế Vu Gia Bá Côn Minh, (mã IATA: KMG, tiếng Anh: Kunming Wujiaba International Airport; tiếng Hoa giản thể: 昆明巫家坝国际机场) là sân bay tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Sân bay này được khởi công xây dựng năm 1923. Qua các năm 1958, 1993, 1998, sân bay này được nâng cấp cải tạo. Đây là sân bay cấp 4E, có đường băng dài 3600 m, có thể phục vụ các loại máy bay Boeing 747, Airbus A340... Tổng diện tích: 4297,12 mẫu. Khu sân đậu (apron) rộng 250.000 m², có thể đáp ứng cho 34 chiếc máy bay. Nhà ga rộng 76.900 m² có 17 phòng đợi, tổng công suất 10,37 triệu khách/năm. Năm 2004, sân bay này đã phục vụ 9.797 triệu lượt khách và lượng hàng hóa đạt 171.013 tấn.



Sân bay được thay thế bởi sân bay quốc tế Trường Thủy Côn Minh từ tháng 8 năm 2012. Hiện sân bay này đã đóng cửa.










Gabriela Sabatini – Wikipedia tiếng Việt


Gabriela Sabatini

Gab2-sabatini-wikipedia.jpg
Quốc tịch
 Argentina
Nơi cư trú
Argentina
Sinh
16 tháng 5, 1970 (48 tuổi)
Buenos Aires, Argentina
Chiều cao
1.75 m (5 ft 9 in)
Lên chuyên nghiệp
1985
Giải nghệ
1996
Tay thuận
Tay phải
Tiền thưởng
$8.785.850
Đánh đơn
Thắng/Thua
632-189
Số danh hiệu
27
Thứ hạng cao nhất
Số 3 (1991)
Thành tích đánh đơn Gland Slam
Úc Mở rộng
BK (1989, 1992-1994)
Pháp mở rộng
BK (1985, 1987, 1988, 1991, 1992)
Wimbledon
CK (1991)
Mỹ Mở rộng
(1990)
Đánh đôi
Thắng/Thua
252-96
Số danh hiệu
12

Cập nhật lần cuối: 15 tháng 06, 2006.

Gabriela Beatriz Sabatini (sinh ngày 16 tháng 5 năm 1970 tại Buenos Aires, Argentina) là cựu vận động viên quần vợt chuyên nghiệp của Argentina. Cô là một trong những nữ vận động viên hàng đầu trong thời kỳ cuối thập kỷ 1980 và đầu thập kỷ 1990. Cô giành ngôi vô địch đơn nữ tại giải quần vợt Mỹ mở rộng năm 1990, vô địch đôi nữ tại giải Wimbledon năm 1988, và một huy chương Bạc tại Thế vận hội Olympic 1988.




Các trận chung kết Grand Slam đơn nữ[sửa | sửa mã nguồn]


Vô địch (1)[sửa | sửa mã nguồn]


Á quân (2)[sửa | sửa mã nguồn]


Các chức vô địch WTA Tour đơn nữ[sửa | sửa mã nguồn]


Legend
Grand Slam (1)
WTA Championships (2)
Tier I (6)
Tier II (10)
Tier III (2)
Tier IV & V (1)
VS (5)












































































































































Stt.
Ngày
Giải
Mặt sân
Đối thủ ở trận chung kết
Kết quả
1.
20 tháng 10 năm 1985
Nhật Bản Tokyo
Cứng
Hoa Kỳ Linda Gates
6–3, 6–4
2.
07 tháng 12 năm 1986
Argentina Argentinian Open
Đất nện
Tây Ban Nha Arantxa Sanchez Vicario
6–1, 6–1
3.
20 tháng 09, 1987
Nhật Bản Toray Pan Pacific Open
Trải thảm
Thụy Sĩ Manuela Maleeva-Fragniere
6–4, 7–6(6)
4.
25 tháng 10 năm 1987
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Brighton
Trải thảm
Hoa Kỳ Pam Shriver
7–5, 6–4
5.
06 tháng 12 năm 1987
Argentina Argentinian Open (2)
Đất nện
Đức Isabel Cueto
6–0, 6–2
6.
13 tháng 03, 1988
Hoa Kỳ Boca Raton, Florida
Cứng
Đức Steffi Graf
2–6, 6–3, 6–1
7.
08 tháng 05, 1988
Ý Italian Open
Đất nện
Canada Helen Kelesi
6–1, 6–7(4), 6–1
8.
21 tháng 08, 1988
Canada Canadian Open
Cứng
Liên Xô Natasha Zvereva
6–1, 6–2
9.
20 tháng 11 năm 1988
Hoa Kỳ Virginia Slims Championship
Trải thảm
Hoa Kỳ Pam Shriver
7–5, 6–3, 6–2
10.
02 tháng 04, 1989
Hoa Kỳ Miami
Cứng
Hoa Kỳ Chris Evert
6–1, 4–6, 6–2
11.
16 tháng 04, 1989
Hoa Kỳ Amelia Island, Florida
Đất nện
Đức Steffi Graf
3–6, 6–3, 7–5
12.
14 tháng 05, 1989
Ý Italian Open, Rome (2)
Đất nện
Tây Ban Nha Arantxa Sanchez-Vicario
6–2, 5–7, 6–4
13.
15 tháng 10 năm 1989
Đức Filderstadt
Trải thảm
Hoa Kỳ Mary Joe Fernandez
7–6(5), 6–4
14.
11 tháng 03, 1990
Hoa Kỳ Boca Raton, Florida
Cứng
Hoa Kỳ Jennifer Capriati
6–4, 7–5
15.
09 tháng 09, 1990
Hoa Kỳ Mỹ mở rộng
Cứng
Đức Steffi Graf
6–2, 7–6(4)
16.
03 tháng 02, 1991
Nhật Bản Toray Pan Pacific Open (2)
Trải thảm
Hoa Kỳ Martina Navratilova
2–6, 6–2, 6–4
17.
10 tháng 03, 1991
Hoa Kỳ Boca Raton, Florida (2)
Cứng
Đức Steffi Graf
6–4, 7–6(6)
18.
07 tháng 04, 1991
Hoa Kỳ Hilton Head, South Carolina
Đất nện
Gruzia Leila Meskhi
6–1, 6–1
19.
14 tháng 04, 1991
Hoa Kỳ Amelia Island, Florida (2)
Đất nện
Đức Steffi Graf
7–5, 7–6(3)
20.
12 tháng 05, 1991
Ý Italian Open, Rome (3)
Đất nện
Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư Monica Seles
6–3, 6–2
21.
12 tháng 01, 1992
Úc Sydney
Cứng
Tây Ban Nha Arantxa Sanchez-Vicario
6–1, 6–1
22.
02 tháng 02, 1992
Nhật Bản Toray Pan Pacific Open (3)
Trải thảm
Hoa Kỳ Martina Navratilova
6–2, 4–6, 6–2
23.
05 tháng 04, 1992
Hoa Kỳ Hilton Head, South Carolina (2)
Đất nện
Tây Ban Nha Conchita Martinez
6–1, 6–4
24.
12 tháng 04, 1992
Hoa Kỳ Amelia Island, Florida (3)
Đất nện
Đức Steffi Graf
6–2, 1–6, 6–3
25.
10 tháng 05, 1992
Ý Italian Open (4)
Đất nện
Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư Monica Seles
7–5, 6–4
26.
10 tháng 05, 1994
Hoa Kỳ Virginia Slims Championship (2)
Trải thảm
Hoa Kỳ Lindsay Davenport
6–3, 6–2, 6–4
27.
15 tháng 01, 1995
Úc Sydney (2)
Cứng
Hoa Kỳ Lindsay Davenport
6–3, 6–4

Tóm tắt thành tích thi đấu đơn ở các giải Grand Slam[sửa | sửa mã nguồn]


NH = Giải đấu không được tổ chức.

A = Không tham dự.